3. Sản phẩm bị cấm và hạn chế

Đã sửa đổi vào Sun, 17 Tháng 10, 2021 tại 4:47 CH

3.1 Quy định chung


Quảng cáo không được cấu thành, tạo điều kiện hoặc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động bất hợp pháp căn cứ theo quy định của Pháp luật Việt Nam. 

Quảng cáo nhắm mục tiêu đến người dùng trong độ tuổi vị thành niên không được quảng bá các sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung không phù hợp, bất hợp pháp hoặc không an toàn hay khai thác, gây hiểu lầm hoặc gây áp lực thái quá đối với nhóm tuổi được nhắm mục tiêu.


3.2 Danh mục sản phẩm và dịch vụ cấm quảng cáo trên hệ sinh thái của Zalo Ads


  • Các loại thức uống có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
  • Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
  • Thuốc trái phép, thuốc theo toa hoặc thuốc kích thích. 
  • Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
  • Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục. Đồ chơi tình dục hoặc các sản phẩm tập trung vào khoái cảm tình dục (bao cao su tăng khoái cảm, gel bôi trơn, nước hoa kích thích hưng phấn…).
  • Các sản phẩm hoặc dịch vụ người lớn (ngoại trừ quảng cáo về kế hoạch hóa gia đình và tránh thai).
  • Sản phẩm thuốc lá và liên quan đến thuốc lá.
  • Vũ khí, đạn dược, chất gây cháy nổ và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
  • Các dịch vụ, ấn bản phẩm (sách, báo, trò chơi điện tử, trang thông tin điện tử…) không có giấy phép phát hành.
  • Thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Sản phẩm liên quan đến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
  • Dịch vụ kinh doanh, cung ứng dịch vụ vàng và ngoại hối trong nước và nước ngoài mà chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
  • Các sản phẩm và dịch vụ tài chính có các cách quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc lừa đảo, chẳng hạn như quyền chọn nhị phân, phát hành tiền ảo lần đầu tiên ra công chúng, hoặc các vấn đề về đồng tiền ảo nói chung, đấu giá kiểu thầu hoặc các mô hình kinh doanh tương tự khác.
  • Quảng cáo quảng bá mô hình kinh doanh kiếm lời nhanh mà chỉ phải đầu tư ít một cách bất hợp lý, bao gồm cơ hội tiếp thị đa cấp. Quảng cáo quảng bá cơ hội thu nhập muốn quảng cáo cần phải mô tả đầy đủ mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm liên quan.
  • Các trò chơi có tính may rủi (Quảng cáo quảng bá cá cược thể thao, bingo hoặc poker, bet.).
  • Các sản phẩm hàng giả, hàng nhái làm cho người dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng đang có trên thị trường
  • Các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Zalo Ads, hoặc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm trong hệ thống Zalo (Zalo, Báo Mới, Zing Mp3, Zing TV, Zing News).
  • Thực phẩm chức năng mà Zalo Ads coi là không an toàn theo quy định riêng của mình.
  • Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
  • Các sản phẩm khác mà Zalo Ads coi là không an toàn, không phù hợp với người dùng theo quy định riêng (Ví dụ: Zalo Ads cấm quảng cáo khẩu trang y tế, kính chắn giọt bắn có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống lây lan virus, máy thở oxy, đồ bảo hộ y tế, kit test nhanh trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19).


3.3 Các quy định khác


Ngoài một số sản phẩm và dịch vụ bị cấm quảng cáo, các loại hình dịch vụ sau vẫn được phép quảng cáo trên hệ sinh thái Zalo Ads, nhưng kèm theo các quy định và chế tài được quy định cụ thể bên dưới, bao gồm nhưng không giới hạn:

  • Quảng cáo thuốc, rượu/ bia, xổ số chỉ được nhắm chọn mục tiêu trên 18 tuổi.
  • Quảng cáo thực phẩm chức năng:
  • Quảng cáo quảng bá thực phẩm chức năng bổ sung dùng để tăng giảm cân chỉ có thể nhắm mục tiêu những người dùng từ 18 tuổi trở lên.
  • Quảng cáo thực phẩm chức năng sinh lý chỉ có thể nhắm mục tiêu những người dùng từ 18 tuổi trở lên và phải được Zalo Ads cho phép trước bằng văn bản.
  • Đối với các sản phẩm quảng cáo các loại thức uống có nồng độ cồn dưới 15 độ cần cung cấp thêm thông tin về nồng độ cồn của sản phẩm trong phần giấy phép đính kèm.
  • Quảng cáo dịch vụ hẹn hò: Quảng cáo quảng bá cho các dịch vụ hẹn hò trực tuyến cần giấy phép thiết lập mạng xã hội. Những quảng cáo này phải tuân thủ các yêu cầu nhắm mục tiêu hẹn hò phù hợp với quy định của pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Nhà thuốc trực tuyến: Chỉ được phép quảng cáo nhà thuốc trực tuyến và ngoại tuyến khi được cho phép trước bằng văn bản.
  • Đối với quảng cáo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, quỹ đầu tư và tín dụng, quảng cáo chỉ được phép nhắm đến đối tượng trên 18 tuổi theo luật hiện hành.
  • Đối với quảng cáo thuộc sản phẩm, dịch vụ dành cho một nhóm đối tượng nhất định theo giới tính, Zalo Ads khuyến khích chỉ nên nhắm đến đối tượng mục tiêu sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Ví dụ: TPCN Phụ khoa, TPCN Nội tiết tố và dung dịch sản phẩm vệ sinh phụ nữ dành cho nữ, TPCN Tiền liệt tuyến dành cho nam.

Bài viết này có hữu ích không?

Thật tuyệt!

Cám ơn phản hồi của bạn

Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều!

Cám ơn phản hồi của bạn

Hãy cho chúng tôi biết làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện bài viết này!

Chọn ít nhất một trong những lý do
Yêu cầu xác minh CAPTCHA.

Đã gửi phản hồi

Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn và sẽ cố gắng sửa bài viết